HÁT RU

 HÁT RU

Ầu ơi... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
...
Ầu ơ i..
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời...
Hát ru là loại dân ca trữ tình truyền thống, phổ biến khắp cả nước, mỗi miền có một giọng điệu ru khác nhau, nhưng vẫn có chung một đặc điểm là ngân nga, êm dịu, trầm bổng, thiết tha. Đó là những khúc hát gần gũi, nhẹ nhàng, dễ hiểu được bà, mẹ, những người thân yêu của đứa trẻ cất lên cùng với một số cử động vỗ về của bàn tay hay cách quạt (ngày xưa thường là quạt mo cau, quạt đan từ cây cọ) giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ

Hát ru là loại hình âm nhạc xuất hiện sớm ở Việt Nam. Nếu sinh ra ở vùng quê thì ai cũng từng được trực tiếp nghe tiếng "à ơi..." ngọt ngào, êm dịu của các bà, các mẹ, các chị, các cô (đôi khi là cả các ông và các anh) ru cháu, con. Có thể coi âm thanh tiếng sáo diều vi vu, tiếng đàn bầu thánh thót và tiếng hát ru bổng trầm tha thiết là quốc hồn, quốc túy của người Việt.

Bài hát ru thường được bắt đầu bằng những mô típ quen thuộc như ầu ơ….ví dầu hay ơ…ầu ơ…và đoạn sau là phần lời của những câu ca dao, những khúc hát thường có kết cấu lục bát:
         
 Ơ…ầu ơ…má ơi đừng gả con xa
          Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…
Hay: 
          Ầu ơ… Gió đưa cây cải về trời
          Rau râm ở lại chịu đời đắng cay.

Một điều cần lưu ý là do thói quen phát âm của người Nam bộ - đặc biệt là đối với cư dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, âm [v] không được phát theo chuẩn mà chệch đi thành âm [d] như "ví dầu" thì hát thành "dí dầu"; "về" thành "dề" hay "dìa"; "vượn" thành "dượn"….Dù vậy, nhưng âm điệu của lời hát ru rất rõ ràng, trong sáng, giàu thanh điệu. Từ hai yếu tố đó đã tạo nên cho lời hát ru Nam bộ một bản sắc rất riêng. Chính vì thế, Gs Lưu Hữu Phước đã có nhận xét như sau: Nghiên cứu dân ca Nam bộ tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam có một đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ có thanh điệu trầm bổng, mà thanh điệu này rất được coi trọng trong nói, viết, làm thơ, ca hát. Vấn đề ngữ âm học nói chung, nhất là vấn đề thanh điệu âm vị học gắn chặt với hiện tượng "bản ngữ". Người "bản ngữ" quen thuộc bằng bản năng với tiếng mẹ đẻ, người ấy sinh ra và lớn lên ngay trên một địa bàn mà tất cả gia đình mình, đa số hng xĩm, làng mạc, phố phường, đều nói cùng một tiếng nói với một giọng giống nhau. Từ đó, người "bản ngữ "ấy có một bản năng nhạy bén với âm hưởng của tiếng mẹ đẻ. Bản năng ấy tồn tại suốt đời và hoá thành một thứ keo sơn gắn người ấy với quê hương riêng và tổ quốc chung, thậm chí tạo thành một thứ nhân điện tạo nên luồng cảm thông với đồng bào, không chỉ một địa điểm và một thời điểm nhất định, mà còn xuyên qua không gian rộng và thời gian dài, ràng buộc tình cảm mình với đồng bào ở hải ngoại xa vời và với các thế hệ người xưa trong lịch sử dân tộc nữa.[2,15].

          Trong thực tế, lời hát ru cũng có những dị bản hay nói cách khác, đó là những điều chỉnh cho hợp lí giữa lời hát và thực tế cuộc sống. Ts Huỳnh Kông Tín, trong chuyên đề Đồng bằng Sông Cửu Long - môi trường sống, sự tác động vào văn hoá, tư tưởng và ngôn ngữ đã có đoạn viết như sau: Dù xưa có thế nào, nhưng người nay vẫn nghĩ rằng vùng đồng bằng sông nướcCửu Long vẫn là nơi dễ làm ăn, đi lại. Dễ bề làm ăn vì thiên nhiên đã mang cho con người nhiều cá, tôm, rùa, rắn. Câu ca dao phổ biến với một câu lục và nhiều câu bát mang nhiều địa danh khác nhau đã nói lên sự phong phú của cả một vùng đất [1,3] . Tác giả đã dẫn chứng như sau: Ba phen quạ nói với diều- Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm - Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm - Cù lao Ông Hống có nhiều cá tôm - Đi về Phong Mỹ có nhiều cá tôm - đi về Sông Cái có nhiều cá tôm [1,3]

          Một đặc điểm cần đề cập đến nữa là lời hát ru Nam bộ có một làn điệu rất nhẹ nhàng, êm ã, như những dòng sông chở đầy phù sa, như sự lênh láng của cánh đồng quê vào mùa nước nổi. Lời hát ru vừa ngân nga vừa sâu lắng, vang xa chất du dương êm ã, tạo cho trẻ thơ một cảm giác rất êm tai, và từ đó dễ đưa các em đi vào giấc điệp.

ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT XƯA QUA HÁT RU NAM BỘ
Lời hát ru, xét về mặt tác dụng của nó đối với trẻ thơ trong những lúc lắc võng, đưa nôi chỉ là để dỗ giấc các em, bên cạnh đó, lời hát ru còn là sự phản ánh sinh động đời sống, tình cảm, những quan hệ xã hội cũng như cách cư xử văn hoá của người Việt ta ngày xưa.
 
1. Tình cảm thiêng liêng cao cả của ông bà, cha mẹ được con cháu ghi tạc trong lòng:
Có câu hát như sau:
          Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
          Năm canh chày thức đủ vừa năm
          Lại có câu:
          Công cha như núi Thái Sơn
          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
          Một lòng thờ mẹ kính cha
          Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
          Những lời hát ru trên dường như phổ biến đến mức nhà nhà đều biết, người người đều nhớ, trong hát ru trẻ ngủ của người dân Nam bộ khơng thể thiếu những câu ca nằm lòng ấy. Với nét đẹp của ca từ, phải chăng lời hát ru còn muốn vươn đến những đối tượng khác, những thành viên khác trong gia đình chăng? Chính điều này khẳng định người Việt ta từ xưa đã rất xem trọng đạo nghĩa và rất cĩ hiếu đạo với mẹ cha vì cha mẹ là đấng sinh thành dưỡng dục với một sự gắn bó qua từng tháng ngày ta khôn lớn.
          Bởi thế lời hát ru còn có câu như sau:
           Ví dầu cầu ván đóng đinh
          Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
          Khó đi mẹ dắt con đi
          Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
          Văn hoá Việt Nam rất thiên trọng nữ tính, bởi người Việt Nam từ lúc còn thơ bé đã rất gần với mẹ, người mẹ luôn bên con, quan tâm chăm sóc từng bước chân của con mình. Qua bài ca còn cho ta thấy dân tộc ta xưa rất có ý thức học tập, thích cầu tiến; học tập này bao gồm cả học kiến thức khoa học lẫn kiến thức đời sống xã hội, con đi trường học, mẹ đi trường đời. Có thể khẳng định rằng, ngoài vốn tri thức tiếp thu ở trường, người học trò nhỏ còn tiếp nhận được một lượng kiến thức về đạo đức, về vốn sống thực tế rất lớn từ người mẹ nữa.
          Chính vì công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ to lớn như trời trời biển, nên trong kho tng hát ru lại có câu:
          Chiều chiều ra đứng ngõ sau
          Trông về quê mẹ ruột đau chínchiều.
          Đây phải chăng là tấc lòng của những cô gái lấy chồng xa xứ; cứ mỗi chiều về nhớ mẹ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên trong lòng oằn oại một nỗi ưu tư thương nhớ. Tình cảm ấy đãchuyển hoá thành nỗi đau vừa cụ thể, vừa rất trừu tượng: ruột đau chín chiều
 
2. Đời sống người Việt xưa trọng sùng hiếu đạo:
 
          Do người Việt ta xưa ý thức rất rõ về công lao to lớn của ông bà, cha mẹ, nên lời hát ru thể hiện sâu sắc sự hiếu đạo đối với họ.
          Câu ca mộc mạc mà chứa đựng một tấm lòng cao đẹp:
          Gió đưa gió đẩy về rẩy ăn cồng
          Về sông ăn cá, về đồng ăn cua
          Bắt cua làm mắm cho chua
          Gửi về cho ngoại khỏi mua tốn tiền.
          Hay:
          Ầu ơ… có con chim manh manh…nó đậu cành chanh..tôi vác miểng sành… tôi chọi nó chết giãy ..tôi làm bảy mâm .. cho ơng một mâm..cho bà một dĩa.. bà ăn bà hỏi con chim gì ..tôi nói với bà là con chim manh manh ơ..ầu ..ơ…
Ngoài việc cung phụng từ miếng ăn, thức uống, đâu đó còn là tiếng lòng, là nỗi niềm cảm thương tha thiết:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà       
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
 
Gió đưa cây cữu lí hương
Một ngày xa mẹ thất thường bữa ăn.
Trong một cách thể hiện khác, hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể hơn:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Từ tình cảm tha thiết, sự hiếu đạo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ - mà khi những lúc bị quở trách - đánh - mắng, người con luôn tìm cách bộc lộ chữ hiếu của mình để được giảm nhẹ trận đòn:
Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ
 
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con câu cá bằm sài(xoài) má ăn
Ngày xưa, điều kiện thiên nhiên chưa được khai phá phổ biến, càng đi về phía Nam của Nam bộ càng vắng vẻ hoang sơ. Người con gái vì lẽ đó mà càng không muốn rời xa mẹ:
Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Nhà má ở tại đám dâu
Bước qua đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trỗ cờ
Đám dưa trỗ nụ, đám cà trỗ bông
3. Những cung bậc tình cảm từ tình yêu lứa đôi cho đến tình cảm vợ chồng:
         
 Nhiều bài hát ru Nam bộ đã thể hiện đầy đủ những phương diện của tình cảm từ tình yu lứa đôi đến mối quan hệ vợ chồng một cách toàn diện.
          Trước hết là cách thể hiện lễ độ đối với đấng song thân của người yêu: 
          Đi qua nhà má, hai tay tôi sá, hai cẳng tôi quỳ
          Vì thương con má sá gì thân tôi
          Thực tế, người con trai không phải hành lễ như trong câu hát. Đó là đấu hiệu nghệ thuật của lời hát ru nhằm thể hiện sự tôn trọng và tỏ hành vi lễ phép của người con trai muốn cầu hôn cô gái.
          Vượt lên trên sự khó khăn đó, điều đáng lo ngại trong tình yêu còn là sự ngăn sông cách núi mà ông cha ta một khi đã yêu thì dẫu gian nan đến đâu cũng vượt qua:
          Thương nhau mấy núi cũng trèo
          Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
          Hay:
          Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
          Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
          Quản chi nắng sớm mưa chiều
          Lên dơi xuống vịnh cũng chèo thăm em
          Trong lời tỏ tình, người Việt xưa cũng biết chọn lựa những câu ý nhị, tinh tế nhất:
          Sao vua chín cái nằm ngang
          Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng
          Sao vua chín cái nằm chồng
          Thương em từ thuở mẹ bồng trên tay
          Sao vua chín cái nằm kề
          Thương em từ thuở mẹ về với cha
          Trong tình yêu người Việt rất dễ thông cảm cho nhau, nhưng do ta chú trọng sự điềm đạm, hoà nhã của con người nên, người con gái sẵn sàng chờ đợi người con trai đến khi nào anh ta đã tu dưỡng được tính tình của mình:
          Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
          Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
          Anh về anh học chữ nhu
          Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
          Và trong tình yêu cũng có những trái ngang, xa cách, lúc đó nỗi thương nhớ cũng hoá thành nỗi đau:
          Chiều chiều chim vịt kêu chiều
          Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
          Khi con người rơi vào trạng thái thất tình thì câu ca lại được thể hiện ở một cách khác:
          Lan huệ sầu ai lan huệ héo
          Lan huệ sầu tình trong héo ngoài tươi
          Sự tan vỡ trong tình yêu do cha mẹ không ưng thuận cũng là một nỗi đau cần được cảm thông:
          Cây da trốc gốc, thợ mộc đương cưa
          Đôi ta đi ra cũng xứng, đứng lại cũng vừa
          Tại cha với mẹ kén lừa xui gia
          Hay:
          Trách ai danh giấy bỏ bìa
          Tại cha với mẹ em phải lìa xa anh.
           Sự vất vả của người vợ khi gia đình bị đổ vỡ hoặc những bê tha của người chồng:
          Gió đưa bụi chuối sau hè
          Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
          Con thơ tay ẵm tay bồng
          Tay nào xách nước, tay nào vo cơm
          Bài hát này không chỉ là lời than, lời trách đối với kẻ làm chồng, làm cha mà còn thể hiện được sự tảo tần của người vợ, người mẹ.
          Trong một mức độ khác, người phụ nữ luôn cầu mong nhận được sự công bằng trong chế độ đa thê:
          Trồng trầu thì phải khai mương
          Làm trai hai vợ phải thương cho đồng
          Câu ca không chỉ là một lời van xin mà đó còn là dụng ý nhắc những ai làm chồng phải sống sao cho khỏi phải rơi vào tình trạng bên trọng, bên khinh. Vậy là, tốt hơn hết người chồng không nên có hai, ba vợ, chỉ cĩ vậy mới không gy khó xử; đổi lại, lúc nào cũng giữ được êm ấm, thuận hoà.
Sự gắn bó của tình vợ chồng chính là sự gần gủi, ái ân:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Câu ca này giải thích vì sao người ta có thể chấp nhận được ở vợ hoặc chồng mình những khiếm khuyết nào đó. Đó còn là lời của người lớn dùng khuyên các cô con gái nên ưng thuận lấy chồng, dù anh ta rất xa lạ lạ...
   Khi có những bất đồng trong đời sống, khi tình cảm vợ chồng có những va chạm, người Việt xưa luôn có ý thức hàn gắn, giải hịa chứ không tuyệt tình:
Ví dầu bậu có muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan Ba
Nắm tay bậu lại quét nhà nấu cơm
Nấu cơm thì phải nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
Vậy là vợ chồng đã hoà giải nhau, cùng nhau vui vẻ bên mâm cơm toả ngát hương vị thôn quê.
Đôi khi lời hát ru phản ánh sự hài hước của người xưa:
Chiều chiều lo bảy lo ba
Lo cau trỗ muộn, lo già hết duyên
Còn duyên tôi cưới con heo
Hết duyên tôi cưới con mèo cụt đuôi
 
4. Những khía cạnh khác của đời sống người Việt xưa
          Sự vất vả, cô đơn
          Gió đưa cây cải về trờ
          Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
          Đời sống buôn bán ngược xuôi cơ cực:
          Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
          Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
          Cuộc đời xa xứ, cô đơn:
          Người ta đi biển có đôi
          Còn tôi đi biển mồ côi một mình
          Lao động sản xuất tăng gia là đời sống vui tươi
          Đất thanh bình mạ xanh em cấy
          Một hạt mầm là mấy tình thương
          Ngó lên mảnh đất quê hương
          Dâu xanh la tốt vấn vương tơ tằm
          Ngại gặp gỡ, hẹn hò
          Sông sâu sào vắn khó dò
          Muốn qua thăm bậu sợ đò không đưa
          Luôn có ý thức về ci đẹp trong ăn nĩi
          Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
          Người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe
          Xem trọng lời dạy bảo của mẹ cha:
          Cá không ăn muối cá ươn
          Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Không tự nhiên khi người ta nói rằng: Con người lớn lên qua lời ru sẽ sống có tình cảm hơn, thi vị hơn

Share by: