ĐÀN TRANH

ĐÀN TRANH
1. NGUỒN GỐC:
  Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm (獨絃琴), là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.[1]



2. CẤU TẠO:

Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm.

Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ . Loại gỗ TẠ THÂM thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.

Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ

Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây. Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.

Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.

Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm âm của cây đàn.

Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox


3. ĐẶC ĐIỂM

Đàn Tranh có âm cao, màu âm vui tươi, trong sáng, Tầm âm Ðàn Tranh tùy số lượng dây gồm 3 quãng 8 từ Ðô lên Ðô3 (C đến C3 ). 
·Khoảng âm dưới: âm thanh không được trong trẻo, thường dùng để đánh đệm.
·Khoảng âm giữa: âm thanh trong sáng, giàu sức diễn tả, vui tươi.
·Khoảng âm cao: âm thanh hơi gắt, thường dùng để đánh ngón Á.
MỜI CÁC BẠN THƯỞNG THỨC MỘT SỐ MÀN BIỂU DIỄN ĐÀN TRANH
Share by: